1. Khởi động mới hoàn toàn – nuôi cấy lại hệ thống :
Dùng với liều lượng 2 – 10 ppm/ngày tuỳ theo nồng độ COD, BOD trong nước thải. Lượng vi sinh được tính toán dựa vào thể tích bể, liều lượng nuôi cấy trong thời gian 20 ngày.
Công thức tính như sau:
A = (m x V)/1000
Trong đó:
- A: Khối lượng vi sinh nuôi cấy trong 1 ngày (kg/ngày)
- m: 2 – 10 ppm (liều lượng vi sinh dựa vào độ ô nhiễm của chất thải cách tính chung thông thường là 3ppm)
- V: Thể tích bể sinh học (m3) [hiếu khí hay kỵ khí]
Cấy với lượng A vi sinh mỗi ngày liên tục trong 20 ngày.
Lưu ý:
- Dùng từ 5 – 10% bùn hoạt tính cho vào thể tích bể sinh học để làm cơ chất tăng trưởng (dùng bể SBR hay Aeroten). Đi với mô hình là quá trình sinh học bám dính (Trickling Biofilter hay RBC), độ tăng nhanh quá trình tạo màng vi sinh vật hỗn hợp nước thải có chứa bùn pha loãng (2 – 5%) nên được sử dụng cho 5 giai đoạn khởi đầu. Sau khi khởi động một màng vi sinh vật thành trên bề mặt vật liệu lọc.
- Vi sinh cần được ủ trước khi cho vào hệ thống xem bài ủ vi sinh
- pH = 6 – 8, nhưng hoạt động tốt nhất ở ngưỡng pH trung tính.
- Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay hay cải tạo lại hệ thống, bể phải được khởi động lại tải trọng thấp hoặc nồng độ COD khoảng 2kg/m3
- Chất dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1
2. Duy trì hệ thống
Dùng vi sinh bổ sung với liều lương từ 0,5 ppm/ngày hoặc theo nồng độ COD, BOD trong nước thải và độ ổn định của hệ thống. Lưu lượng cấy duy trì sẽ được tính vào lưu lượng nước thải/ngày để bổ sung một phần vi sinh trôi ra ngoài và yếu dần đi.
Tính theo công thức sau:
A=( m x Q) / 1000
Trong đó:
- A: Khối lượng vi sinh bổ sung theo ngày, cách ngày hoặc theo tuần tùy vào độ ổn định của hệ thống (kg/ngày)
- m: 0,5 ppm
- Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)
3. Hướng dẫn nuôi cấy
Có thể bổ sung vào hệ thống sinh học 5 – 10% thể tích bùn, sau đó bắt đầu quá trình nuôi cấy hệ thống. Trong trường hợp không có bùn bạn có thể bơm nước thải vào và cho ít PAC xuống và sục khí liên tục 1 ngày trứơc khi đổ men vi sinh vào
a. Ngày thứ 1
Cho nước thải vào đầy 1/3 bể sinh học có sục khí và 2/3 bể nước đã xử lý tuần hoàn lại hay nước sạch để giảm tải lượng ô nhiễm, sao cho tải lượng COD trong thời gian nuôi cấy < 2kg/m3, cho sản phẩm vi sinh đã tính toán và ủ vào bể để vi sinh bắt đầu tăng trưởng sinh khối.
b. Ngày thứ 2
Cho nước lắng 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào, sục khí và tiếp tục cho vi sinh vào bể
c. Ngày thứ 3
Cho nước lắng 2h và cho nước trong ra khỏi bể, cho lượng nước thải mới vào, sục khí và tiếp tục cho sản phẩm vi sinh vào bể.
d. Cứ như vậy cho tới ngày thứ 20
Ghi chú:
- Sau khi nuôi cấy đến ngày 20 thì cho nước trong đã lắng ra ngoài;
- Nạp nước thải mới vào và bắt đầu hệ thống bình thường, lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định để xử lý chất hữu cơ.
Thông tin khác
- » Vi sinh xử lý nước thải Bioclean-AF (13.05.2016)
- » Đánh giá hiệu quả của các loại men vi sinh xử lý nước thải (13.05.2016)
- » Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt GDE (13.05.2016)
- » Tổng quan về nước thải (13.05.2016)
- » Cơ bản về xử lý nước thải (13.05.2016)
- » Việt Nam cam kết cùng cộng đồng quốc tế chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu (13.05.2016)